Cấu tạo và chức năng của làn da

Làn da là một phần của cơ thể, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của con người. Một làn da khỏe mạnh giúp cơ thể duy trì được sự cân bằng các chất. Làn da nhạy cảm và dễ bị tổn thương sẽ đem đến nhiều rắc rối đến từ nguy cơ tiềm tàng khác nhau. Vậy cùng tìm hiểu cấu tạo làn da như thế nào để hiểu và chăm sóc cho da hiệu quả.

Cấu tạo của làn da

Theo các chuyên gia, có thể chia cấu tạo làn da thành 3 thành phần chính: lớp thượng bì, lớp trung bì, và lớp hạ bì.

Lớp thượng bì

Lớp thượng bì (biểu bì) là lớp da bên ngoài cùng có thể chạm vào và quan sát hàng ngày. Độ dày trung bình của lớp này là khoảng 0.2mm.

Chức năng chính của lớp thượng bì là bảo vệ cơ thể khỏi những sự xâm phạm của vật thể khác như: khói bụi, hóa chất, nấm, vi khuẩn, các tác động đến từ hoạt động hàng ngày. Giúp bạn tổng hợp vitamin D, ngăn chặn tia cực tím và là thể hiện đặc trưng về màu sắc da.

Trong lớp thượng bì được chia thành 4 phần: lớp sừng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy.

Cấu tạo làn da

Cấu tạo làn da

>>>>>>> Xem thêm: Trẻ hóa da là gì?

Lớp trung bì

Lớp trung bì nằm kế tiếp lớp thượng bì, bao gồm 2 phần cơ bản: lớp nhú và lớp lưới.

Lớp nhú vô cùng mỏng và đối với từng vùng da trên cơ thể mà chúng có tồn tại hay không. Lớp lưới có cấu tạo từ những bó sợi, sợi keo, sợi lưới, sợi đàn hồi. Chúng liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên làn da săn chắc và khỏe mạnh. Tuy nhiên, da sẽ mất đi vẻ đẹp tự nhiên theo thời gian. Bên cạnh đó, lớp lưới còn tồn tại tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông, dây thần kinh và mạch máu.

Lớp hạ bì

Hạ bì chính là lớp mỡ dưới da. Nó còn được cho là tấm đệm che chở da khỏi những chấn động đột ngột và có nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, đối với từng cơ thể của mỗi người, chúng sẽ có độ dày khác nhau.

Cấu tạo làn da ngoài 3 thành phần chính trên còn chứa các thành phần phụ sau: tuyến mồ hôi, tuyến bã, lông móng, mạch máu, mạch bạch huyết, thần kinh, niêm mạc…

Chức năng của da

Da chính là hàng rào giúp chống lại các tác nhân xấu từ bên ngoài môi trường. Chính vì thế, nhiệm vụ và chức năng của da rất quan trọng.

Da bảo vệ cơ thể

Da bảo vệ chúng ta khỏi những tác nhân xấu khác như tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Ngăn ngừa tình trạng mất nước, duy trì độ ẩm cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, có vai trò chống thấm nhằm tránh sự xâm nhập của nước và các chất lạ khác.

Tuy nhiên, những tác động mạnh đến làn da khó có thể tránh khỏi và chịu tổn thương nhẹ và nặng tùy mức độ ảnh hưởng.

Điều hòa nhiệt độ

Nếu nhiệt độ bên ngoài quá cao, da sẽ tiết mồ hôi để làm mát cơ thể. Và ngược lại, nhiệt độ thấp thì các mạch máu co lại và giảm tiết mồ hôi để giữ nhiệt. Ngoài ra, da cũng có tác dụng cách nhiệt cho cơ thể, ngăn ngừa sự mất nhiệt.

Tiếp nhận cảm giác

Da có chức năng tiếp nhận cảm giác nóng, lạnh, áp lực, tiếp xúc, …. Nhờ có chức năng này giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với các điều kiện xấu và tránh những điều kiện tiêu cực.

Bài tiết

Đa giúp loại bỏ chất thải lớn nhất của cơ thể, giúp giải phóng qua các tuyến mồ hôi và lỗ chân lông.

Chức năng nội tiết

Da chính là nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể. Vitamin D được tổng hợp dưới da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vừa đủ cho hệ xương.

Các chức năng khác: hỗ trợ chống lại bệnh tật, phản ánh tình trạng sức khỏe và thể hiện vẻ đẹp tự nhiên của con người, …

Trên đây là cấu tạo làn da và đóng góp vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày đối với con người. Phụ thuộc vào đặc điểm nội tiết của mỗi người là khác nhau, nên sở hữu làn da khác nhau. 

Những điều cần biết khi da bị tổn thương

Với làn da bị tổn thương sẽ bị mất đi độ ẩm, độ đàn hồi. Có thể nhìn thấy các biểu hiện như khô da, nứt nẻ, thô ráp, chảy xệ. Da sẽ càng trở nên nhạy cảm hơn với bên ngoài, dễ bị nhiễm trùng.

Da bị nhiễm trùng có thể bị viêm, các tế bào đề kháng sẽ cố gắng phục hồi để bảo vệ da tránh bị tổn thương nặng hơn. Tuy nhiên, tùy vào thực trạng sức khỏe của mỗi người, làn da cần được chăm sóc kịp thời để phục hồi và tái tạo làn da nhanh hơn.

Làn da bị tổn thương đến vùng hạ bì thì dễ bị để lại sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo xấu bề ngoài cơ thể. Quá trình thương tổn về da cũng gây tổn thương cho tinh thần và cảm xúc của chúng ta. Chính vì thế cần biết đến và áp dụng phương pháp điều trị tái tạo làn da.

Trên đây là một số thông tin về cấu tạo và chức năng làn da. Để sở hữu làn da đẹp tự nhiên, không chịu thương tổn từ các tác nhân xấu bên ngoài, chúng ta luôn cần phải biết cách chăm sóc, sử dụng các phương pháp thẩm mỹ chất lượng cao và hạn chế tiếp xúc điều kiện tiêu cực. Hãy cùng Skin Science Solution chăm sóc da thường xuyên để lưu giữ một làn da khỏe mạnh.

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *